Thời gian qua, ngành xuất bản đã có những bước phát triển đáng kể. Theo nhiều người làm sách, trên chặng đường phát triển này có dấu ấn rõ rệt của Hội Xuất bản Việt Nam.
Hội Xuất bản Việt Nam, với tư cách là tổ chức nghề nghiệp của người làm sách, giữ vai trò định hướng, dẫn dắt các tổ chức, cá nhân hội viên trong việc xuất bản, quảng bá sách, phát triển ngành xuất bản cả ở bề ngang lẫn chiều sâu.
Trao đổi với Tri thức trực tuyến, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã chia sẻ cụ thể về những bước phát triển của ngành xuất bản cùng những dấu ấn và tầm nhìn của Hội Xuất bản Việt Nam trước thềm Đại hội Xuất bản V.
- Trong những năm qua, ngành sách đã có những bước tiến quan trọng, được thể hiện qua những con số tăng trưởng ấn tượng. Hội Xuất bản Việt Nam có đóng góp như thế nào vào sự phát triển đó, thưa ông?
- Có thể nói, 5 năm qua, xuất bản Việt Nam nằm trong bối cảnh đầy thách thức. Trong đó, dễ thấy nhất là ngành xuất bản đã phải chịu những tác động rất tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vượt trên những thách thức ấy, ngành đã có những kết quả mà theo tôi là rất ấn tượng. Chúng ta thấy có sự phát triển mạnh mẽ cả về mặt quy mô, cả về mặt năng lực của các nhà xuất bản, rồi còn sự phát triển về mặt số lượng, chất lượng, sự đa dạng về hình thức của xuất bản phẩm.
Những thông số tích cực của ngành là thành quả của cả một quá trình gây dựng dài. Hội Xuất bản với 5 mục tiêu đã đề ra - phát triển văn hóa đọc, xây dựng nền xuất bản lành mạnh, nâng cao nguồn nhân lực, phát triển công tác hội, đẩy mạnh hội nhập quốc tế - đều đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Tôi cho rằng, trong những năm qua, nhận thức rằng gốc của xuất bản là phát triển văn hóa đọc, sự chăm lo, phát triển văn hóa đọc cũng rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời gian qua.
- Ông ấn tượng với những hoạt động nào của Hội Xuất bản Việt Nam trong 5 năm qua?
- Tôi ấn tượng nhất với hai công việc sau: sự tham gia tích cực của Hội trong phát triển văn hóa đọc; sự phát triển của Giải thưởng sách Quốc gia.
Theo tôi, đường sách TP.HCM đã trở thành mô hình mẫu có tính lan tỏa. Nhiều địa phương cũng đã bắt đầu học hỏi và xây dựng đường sách, vườn sách theo mô hình này. Hơn thế, tôi cho rằng nhiều nước bạn bè cũng có thể đến và học tập mô hình Đường sách TP.HCM.
Giải thưởng Sách Quốc gia trở thành một trong những sự kiện văn hóa quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả xã hội, là minh chứng tiêu biểu cho nỗ lực, cố gắng của những người làm công tác xuất bản.
Bên cạnh hai dấu ấn trên, tôi nhận thấy Hội Xuất bản Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác quốc tế, có nhiều sáng kiến đóng góp trong mỗi lần họp mặt, gặp gỡ các đối tác nước bạn; nhậm chức chủ tịch luân phiên Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ASEAN Book Publishers Association - ABPA) nhiệm kỳ 2022-2023.
Những đóng góp khác như tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng rất đáng được ghi nhận.
![]() |
Những thông số tích cực của ngành là thành quả của cả một quá trình gây dựng dài. Ảnh: Thanh Trần. |
- Theo ông, Hội Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh những hoạt động nào trong nhiệm kỳ tới để phát huy được vai trò của mình với ngành sách?
- Tôi đánh giá giai đoạn 2023-2028 là giai đoạn nhiều thuận lợi. Thuận lợi lớn nhất là sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với sách và xuất bản.
Nhưng ta cũng cần nhớ rằng chúng ta đang bước vào thời đại của VUCA (Volatility - Biến động; Uncertainty - Không chắc chắn; Complexity - Phức tạp; Ambiguity - Mơ hồ). Do vậy, tôi tin rằng các hoạt động xuất bản thời gian tới cần bám sát 5 mục tiêu của giai đoạn trước và thực hiện tốt hơn nữa. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tích cực hoàn thiện thể chế, xây dựng luật xuất bản để ngành xuất bản thực sự vững mạnh.
Chúng ta cũng phải tiếp tục triển khai, phát huy những gì đã làm được, có thêm những sáng kiến đổi mới, nâng tầm Giải thưởng Sách quốc gia. Thời gian qua, công tác này đã có những kết quả tôi cho là rất quan trọng. Song, để có thể phát huy hơn nữa, cần nỗ lực của các cơ quan quản lý cũng như Hội Xuất bản Việt Nam trong công tác triển khai giải thưởng.
Các đề án truyền thông sách cũng nên được đẩy mạnh. Chúng ta cần nhận thức rằng truyền thông sách là bước quan trọng nhất để có thể mở rộng thị trường, mở ra sự phát triển ngành.
Nhiệm kỳ tới, Hội sẽ tập trung thành lập trung tâm bảo vệ tác quyền. Tôi cho rằng bên cạnh các giải pháp để xây như đã nói ở trên, việc tạo ra các giải pháp loại bỏ các hành vi tiêu cực, gian lận cần được triển khai tốt hơn nữa. Trung tâm tác quyền sẽ đóng góp một phần quan trọng vào câu chuyện bảo vệ sự phát triển lành mạnh của ngành xuất bản.
Cuối cùng, tôi cho rằng ta cần tích cực phát triển công tác Hội. Những năm vừa qua, số lượng hội viên cũng đã tăng. Trong thời gian tới, trọng tâm của hội là huy động, tập hợp nhiều hội viên (cả tổ chức lẫn cá nhân) hơn nữa, thành lập liên chi hội địa phương, mở rộng hoạt động hội.
- Ông kỳ vọng thế nào ở nhiệm kỳ tới của Hội Xuất bản Việt Nam?
- Tôi kỳ vọng rất nhiều vào nhiệm kỳ tới. Tôi cho rằng chủ đề “Đổi mới, hội nhập, phát triển” cần được thể hiện cả trong bước phát triển của Hội lẫn của ngành xuất bản nước nhà. Công tác Hội hướng tới đổi mới, gắn chặt các vấn đề quan trọng của phát triển như nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, chuyển đổi số, mở rộng hợp tác quốc tế; gắn chặt với sự phát triển của ngành.
Ngành xuất bản hiện nay đang được đẩy mạnh dân tộc hóa nội dung gắn với đa dạng hóa hình thức và đa dạng hóa nền tảng để nâng cao văn hóa đọc.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam
Ngành xuất bản hiện nay đang được đẩy mạnh dân tộc hóa nội dung gắn với đa dạng hóa hình thức và đa dạng hóa nền tảng để nâng cao văn hóa đọc. Khi văn hóa đọc lan tỏa rộng khắp nước, ta sẽ hiện thực hóa được khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Tôi cũng muốn ghi nhận rằng hội xuất bản là một trong những hội có sự đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên nhất. Hẳn nhiên, các hội viên hội xuất bản đều hoạt động kiêm nhiệm, do vậy, có những hội viên hoạt động tích cực, có những hội viên có thể tích cực hơn.
Song, sự đoàn kết, chung tay cùng nhau thực hiện công tác vẫn nổi bật ở Hội Xuất bản. Với tinh thần như vậy, tôi tin rằng Hội Xuất bản Việt Nam sẽ tiếp tục hoạt thành tốt những nhiệm vụ đề ra.
Đọc được sách hay, hãy gửi review choZing News
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing Newsmở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Hội Xuất bản Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển ngành sáchMẹ ruột Vân Dung là nghệ sĩ Bích Liên, từng là một diễn viên múa xinh đẹp của Đoàn ca múa Tây Bắc, sau bà đều chuyển về Quân khu I cùng chồng là đạo diễn.
Khi còn nhỏ, Vân Dung sống cùng bố mẹ ở Thái Nguyên. Lúc mới 3-4 tuổi, chị đã thích cùng chị gái Vân Trang đóng kịch, khi thì giả thành nàng công chúa, lúc lại biến thành cô tiên toàn phép màu nhiệm.
Vào lớp 2, gia đình Vân Dung chuyển về Hà Nội sinh sống. Lúc đầu, cả 4 người ở nhà ông bà nội tại Quán Thánh, nhưng chật quá, nên đến năm Vân Dung 10 tuổi, bố mẹ chị quyết định chuyển về sống trong ngôi nhà nhỏ tại Hoàng Cầu - cũng chính là nơi ở hiện tại của Vân Dung. Lúc đó nhà chị chỉ rộng có 6m2, đủ kê một chỗ nấu ăn và chiếc giường nhỏ.
Mẹ ruột Vân Dung thời điểm đó vẫn phải công tác nên 2 con gái đã sớm biết làm việc nhà. Vân Dung lúc ấy, ngày nào cũng phải đi gánh tới hai chục thùng nước để cả nhà sinh hoạt. Gánh nước, không phải vào thùng nhựa nhỏ, mà vào hẳn thùng tôn to. 10 tuổi, Vân Dung biết nấu cơm, quét nhà, dọn dẹp nhà cửa như người lớn.
Trải qua những ngày tháng vất vả, gia đình Vân Dung có cuộc sống ổn định hơn xưa. Họ có cuộc sống bình dị nhưng chan chứa yêu thương.
Mẹ ruột Vân Dung theo thời gian đã trở thành bà ngoại. Ở tuổi xế chiều, bà dành nhiều thời gian chăm sóc các cháu. Đặc biệt với Vân Dung, do chịu cảnh "chồng Nam, vợ Bắc" nên được bà quan tâm yêu thương nhiều hơn.
Chính Vân Dung cũng bày tỏ sự biết ơn với mẹ trong Ngày của mẹ cách đây 1 năm. "Táo bà" viết: "Đến khi con lập gia đình, con cũng trở thành một người Mẹ, con mới hiểu được rằng, sẽ chẳng có bất kỳ từ ngữ nào có thể diễn tả hết sự vất vả hy sinh lớn lao mà mẹ đã dành cho chúng con. Mẹ đã luôn ở bên cạnh con, cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, con luôn muốn được chạy về nhà gục đầu vào lòng mẹ. Mẹ vòng tay chở che, ôm ấp vỗ về, dịu dàng trò chuyện: "Ngoan nào, mọi chuyện đều ổn cả, có mẹ ở đây rồi". Con rất tự hào và biết ơn vì được làm con của mẹ. Cảm ơn mẹ đã luôn hy sinh, lo lắng cho con suốt những năm tháng qua. Con yêu mẹ rất nhiều! Cảm ơn mẹ - người phụ nữ xinh đẹp, tuyệt vời nhất thế gian này".
Sau khi, việc nhà Vân Dung ổn định, mẹ ruột chị thảnh thơi an hưởng tuổi già. Bà dành thời gian đi chơi và chăm sóc bản thân mình nhiều hơn. Dù đã lên chức bà ngoại nhưng vẻ ngoài của mẹ ruột Vân Dung vẫn trẻ đẹp. Mỗi khi khoe hình ảnh lên Facebook, bà đều nhận được những lời khen của người hâm mộ.
Vũ Thu Phương có phần biểu diễn hơi quá, nhưng không đến mức bị chỉ trích bởi đây không phải là sàn diễn thời trang. Nữ người mẫu đang ra mắt trong vai trò huấn luyện viên và thể hiện cá tính chuẩn bị cho chương trình thực tế.
![]() |
Vũ Thu Phương gây tranh cãi với lối catwalk mổ cò, tay bay. |
Đây không phải lần đầu siêu mẫu những năm 2000 gây ra làn sóng bàn tán vì mang lối catwalk đậm chất Vũ Thu Phương (theo cộng đồng mạng gọi là mổ cò, tay bay) lên sân khấu.
Trong đêm chung kết chương trình The Next Face, Vũ Thu Phương có lối catwalk tương tự khi đi những bước mạnh, thể hiện cá tính nhiều hơn là bộ trang phục.
Trên thực tế, kiểu catwalk "signature" (mang phong cách riêng) nổi tiếng ở sàn diễn quốc tế. Khi còn là người mẫu, họ bị xem là những cái "móc treo đồ di động". Nhiệm vụ của người mẫu là tôn lên trang phục.
Nhưng khi được nhớ mặt, gọi tên và tạm đưa lên hàng "top model", hay ở Việt Nam thường lạm dụng thuật ngữ siêu mẫu, những người mẫu có tên tuổi thường gắn với kiểu catwalk riêng biệt.
Những người mẫu quốc tế mang đậm dấu ấn cá nhân nhất phải kể đến kiểu catwalk báo đen của Naomi Campbell, lối walk ngựa giậm của Gisele Bundchen, Karlie Kloss, kiểu catwalk mổ cò của Leon Dame, Natasha Poly...
Năm 2007, giới thời trang xuất hiện thêm kiểu catwalk "quân đội" sau khi Hoa hậu Hoàn vũ người Nhật Riyo Mori đăng quang. Trong đêm chung kết, cô khiến giới thời trang, cộng đồng người hâm mộ sắc đẹp bất ngờ khi có những bước đi mạnh, chắc được ví như người trong quân ngũ.
![]() ![]() |
Kiểu catwalk mổ cò, ngựa giậm phổ biến trong làng mẫu quốc tế. |
Trong làng thời trang quốc tế, họ chỉ chọn những người mẫu walk tĩnh, tĩnh và tĩnh, chủ yếu là tôn lên trang phục. Ngay cả những người mẫu It girls hiện tại như Gigi Hadid, Bella Hadid, Kendall Jenner cũng hạn chế thể hiện cá tính, walk tĩnh để tôn lên trang phục của nhà thiết kế.
Trong một vài show diễn đặc biệt, những người mẫu với lối catwalk đặc biệt được mời để diện thiết kế mang hơi hướm trình diễn hơn là bán sản phẩm, thường tập trung vào vedette.
Trước khi Vũ Thu Phương hoạt động trở lại và gây chú ý với lối catwalk mổ cò, tay bay, người khởi xướng trào lưu biểu diễn trên sân khấu là siêu mẫu Võ Hoàng Yến.
Giám khảo The Face Vietnam 2018 thường được giao ở những vị trí quan trọng như vedette. Có giai đoạn, cô liên tục nhận lời khen với những màn catwalk đậm chất Võ Hoàng Yến như liếc mắt, múa tay trên sân khấu...
Dần dần, sàn diễn Việt xuất hiện thêm "nhiều Võ Hoàng Yến". Một số người mẫu dù diễn ở vị trí nào cũng mang lối catwalk đậm chất cá nhân lên sàn diễn. Vụ Lương Mỹ Kỳ cùng màn trình diễn xách váy, mắng antifan "vểnh lỗ tai nấm mèo" vì "chị muốn xách là chị xách" khiến khán giả phẫn nộ.
Lúc đó, khán giả yêu cầu trả sàn diễn thời trang lại cho những người mẫu thực thụ, tôn vóc dáng, biểu cảm vừa đủ chứ không phải làm lố. Từ người được yêu thích với những màn catwalk mang đặc trưng cá nhân, Võ Hoàng Yến bị chỉ trích khiến giới người mẫu học theo.
Gần đây, Võ Hoàng Yến đã tiết chế hơn khi xuất hiện trên các sàn diễn thời trang. Cô chỉ biểu diễn nếu nhà thiết kế yêu cầu. Sàn diễn Việt cũng dần trở về quỹ đạo, mục đích lớn nhất của người mẫu là tôn lên bộ trang phục.
Nhưng trường hợp của Vũ Thu Phương lại khá khó đánh giá. Cô không diễn để ra mắt bộ sưu tập nào. Sân khấu của Vũ Thu Phương là để ra mắt chương trình truyền hình thực tế, nơi huấn luyện viên thể hiện cá tính.
(Theo Zing)
" alt=""/>Vì sao kiểu catwalk của Vũ Thu Phương bị chỉ trích làm lố?